Một
lỗ hổng bảo mật mới được tiết lộ gần đây trong phần mềm nén file Winrar
dành cho hệ điều hành Windows.Các hacker có thể lợi dụng lỗ hổng này để
thực thi mã từ xa tùy ý trên các hệ thống mục tiêu.
Lỗ
hổng với mã định danh là CVE-2021-35052 và liên quan đến phần mềm dùng
thử Winrar phiên bản 5.70 trên Windows. Chuyên gia bảo mật Igor
Sak-Sakovskiy của công ty Positive Technologies cho biết: "Lỗ hổng cho
phép hacker chặn và sửa đổi các yêu cầu được gửi đến người dùng, và
hacker còn có thể thực thi mã từ xa để xâm nhập máy tính nạn nhân."
Ngay
sau đó, phiên bản mới nhất của WinRAR phiên bản 6.02 đã được phát hành
vào ngày 14 tháng 6 năm 2021 và đã giải quyết lỗ hổng trên.
NGƯỜI DÙNG BỊ LỪA THÔNG QUA MỘT THÔNG BÁO GIẢ MẠO
Chuyên
gia bảo mật Sak-Sakovskiy lưu ý cuộc điều tra về lỗ hổng đã bắt đầu sau
khi chuyên gia phát hiện lỗi Javascript được hiển thị bởi MSHTML, một
công cụ trình duyệt cho Internet Explorer đã ngừng hoạt động. Và chuyên
gia đã phát hiện ra rằng cửa sổ lỗi sẽ hiển thị ba lần khi khởi chạy
phần mềm một lần.
Bên
cạnh đó, sau khi hết hạn dùng thử phần mềm WinRAR, người dùng sẽ bị lừa
chuyển hướng đến một cửa sổ qua một domain giả độc hại với thông báo
hết hạn giả mạo. Tại đây, chuyên gia nhận thấy nếu người dùng vô tình
nhấp vào liên kết độc hại sẽ bị hacker xâm nhập máy tính và thực hiện mã
từ xa tùy ý.
"Một
trong những thách thức lớn nhất mà một tổ chức phải đối mặt là việc
quản lý phần mềm bên thứ ba. Sau khi được cài đặt, phần mềm của bên thứ
ba có quyền truy cập để đọc, ghi và sửa đổi dữ liệu trên các thiết bị
truy cập vào mạng công ty", Sak-Sakovskiy lưu ý.
0 Nhận xét